Hiểu hơn về khái niệm ngành hàng không khi đi máy bay
Máy bay là một phương tiện giao thông đang ngày càng được bình dân hóa để ai cũng có thể được “bay” lên bầu trời và chu du đến nhiều vùng đất mới. Tuy nhiên, khi đặt vé máy bay và kể cả khi ngồi trên khoang bay rồi thì không phải ai cũng hiểu hết được những thuật ngữ ngành hàng không phổ biến. Việc nắm rõ hệ thống từ khóa ngành hàng không này không chỉ giúp hành khách hiểu rõ về chuyến bay hơn mà còn giúp họ trang bị những kiến thức cần thiết cho nhiều chuyến bay khác.
Trong bài viết sau đây, FLYBUS sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn cụ thể hơn về các thuật ngữ trong ngành hàng không!
Vé máy bay:
Gồm 2 loại Vé giấy (cứng) hay còn gọi là Paper Ticket, hoặc Vé điện tử – Etieket. Vé giấy đòi hỏi bạn phải mang theo vé ra sân bay để làm thủ tục lên máy bay vì tất cả các thông tin đều được ghi trên vé. Với vé điện tử, mọi thông tin đều chứa đựng trong ‘Mã vé điện tử. Cho đến thời điểm hiện tại thì gần như 100% các hãng hàng không trên thế giới đã sử dụng Vé điện tử thay cho Vé giấy.
Vé máy bay điện tử: Vé hành khách được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử, bao gồm các thông tin liên quan đến việc sử dụng dịch vụ vận chuyển của hãng hàng không. Vé điện tử có đầy đủ các thông tin như:
• Mã đặt chỗ
• Số vé, ngày xuất và nơi xuất vé
• Tên hành khách
• Hành trình: số hiệu chuyến bay, hãng khai thác, ngày và giờ cất hạ cánh., tình trạng đặt chỗ
• Thông tin thanh toán: chi tiết giá vé, thuế, các phụ phí và hình thức thanh toán
• Điều kiện vé, hành lý miễn cước…
Hãng hàng không có trách nhiệm lưu trữ vé điện tử trên hệ thống của họ và đảm bảo quá trình đi lại của hành khách được thuận tiện. Với vé điện tử, mọi thông tin đều chứa đựng trong ‘Mã vé điện tử’. Vé máy bay điện tử mà hành khách nhận được (qua email, tin nhắn điện thoại, hoặc được in ra giấy) nếu chẳng may đánh mất vẫn có thể in lại được. Quan trọng nhất là giữ được Code vé (hoặc gọi là Số vé).
Code vé:
“Code vé/Số vé/Mã đặt chỗ” là một đoạn mã bao gồm các ký tự có số hoặc chữ cái có độ dài từ 6-13 ký tự tùy theo hãng hàng không. Với Vé điện tử, hành khách chỉ cần nhớ mã này là có thể checkin online cũng như checkin tại quầy.
Boarding pass:
Thuật ngữ này có nghĩa là thẻ lên máy bay. Boarding pass có loại cứng và loại điện tử. Sau khi mua vé và trả tiền trong vòng 24 giờ trước giờ bay, hành khách có thể check-in online 2 tiếng trước giờ bay và lúc đó sẽ có Boarding pass. Hành khách chỉ lên được máy bay khi đã có Boarding pass.
Ở Việt Nam hiện nay có 3 sân bay sử dụng Boarding pass điện tử mà không phải ra quầy in lại Boarding pass giấy là: Sân bay Nội Bài, sân bay Đà Nẵng & sân bay Tân Sơn Nhất. Sau khi check-in online và có boarding pass điện tử, hành khách có thể tự in hoặc chụp lại trên thiết bị di động. Nếu không có hành lý ký gửi thì hành khách sẽ đi thẳng vào quầy hải quan, bỏ qua bước xếp hàng check-in tại sân bay.
Noshow (bỏ vé):
Trường hợp khách mua vé mà không tới chuyến bay vào ngày bay thì được coi là noshow. Đối với vé được phép thay đổi ngày giờ bay (mất phí hoặc không), hành khách nên chú ý điều này. Một số hãng hàng không chỉ cho thay đổi ngày giờ bay đối với những vé chưa bị noshow
Check-in:
Đây là thuật ngữ chỉ công đoạn làm thủ tục trước giờ lên máy bay, bao gồm những từ khóa cụ thể sau:
- Quầy checkin: Khu vực dành cho khách đến xếp hàng để là thủ tục lên máy bay.
- Phòng chờ: Khu vực để hành khách ngồi đợi để ra máy bay. Hành khách chỉ có thể đến khu vực này sau khi đã làm thủ tục check-in (hoặc check-in online) và đã đi qua quầy hải quan (quầy kiểm tra an ninh).
- Thời gian check-in: Với chuyến bay quốc tế, hành khách có thể check-in online từ 48 tiếng cho đến 3 tiếng trước giờ bay. Với chuyến bay quốc nội, hành khách có thể check-in online từ 24 tiếng cho đến 3 tiếng trước giờ bay.
- Check-in online đối với các chuyến bay nội địa:
- Vietjet Air: Cho phép hành khách check-in online và chọn chỗ trên tất cả các chặng bay nội địa.
- Vietnam airlines: Cho phép check-in online tại 3 điểm xuất phát là Tân Sơn Nhất, Nội Bài & Đà Nẵng.
- Jetstar: Cho phép check-in online nhưng lại không cho tự do chọn ghế, mà ghế sẽ được chọn ngẫu nhiên. Nếu hành khách muốn chọn ghế theo ý mình thì sẽ phải trả thêm phí.
Ký gửi hành lý:
- Hành lý hệ ký: được tính theo số lượng kilogam mỗi hành khách được phép mang theo chuyến bay. Hành khách có thể đóng trong một thùng (vali) hoặc nhiều thùng (vali) miễn sao không quá trọng lượng cho phép.
- Hành lý hệ kiện: Ngoài quy định về số ký cho phép, hãng còn quy định thêm về số lượng thùng hàng hành khách được đóng. Cho dù số trọng lượng hành lý chưa vượt mức quy định nhưng nếu số lượng thùng hàng vượt mức thì hành khách cũng bị buộc đóng thêm tiền như một thùng hàng phát sinh.
- Hành lý xách tay: Hành lý xách tay không được quá 7kg, và kích thước hành lý tối đa 56cm x 36cm x 23cm.
- Hành lý ký gửi: Nếu có nhiều hơn 7kg hành lý, hành khách cần đăng ký mua thêm gói hành lý ký gửi. Có nhiều gói cho khách lựa chọn: 15kg, 20kg, 25kg, 30kg , 35kg và tối đa không vượt quá 40kg/ khách.
Lưu ý: Nên mua hành lý ký gửi tối thiểu trước 8 tiếng so với giờ khởi hành in trên vé vì hành lý mua tại sân bay sẽ mắc hơn rất nhiều. Với hãng Vietjet Air, hành khách mua hành lý trước hay sau khi xuất vé phí không thay đổi. Nhưng đối với hãng Jetstar, hành khách nên quyết định việc mua hành lý trước khi xuất vé, vì sau khi xuất vé phí hành lý sẽ cao hơn.
An ninh hàng không:
An ninh sân bay: Chỉ chung lực lượng đảm bảo an ninh, anh toàn tại sân bay và không liên quan đến các hãng hàng không. An ninh sân bay làm nhiệm vụ kiểm tra an ninh,xuất nhập cảnh. Cho dù vé hành khách đã mua, check-in xong xuôi, nhưng lên tới quầy hải quan mà phát hiện visa của hành khách có vấn đề hoặc hành lý có dấu hiệu nghi ngờ thì đội an ninh có quyền mời hành khách vào làm việc.
Những thứ bị cấm mang lên máy bay
Danh sách những đồ bị cấm mang theo lên máy bay:
- Chất nổ, vật liệu nổ như bom, mìn, kíp nổ, dây cháy chậm, pháo hoa, pháo bông, pháo sáng, các loại chất nổ khác, đạn…
- Các chất độc, chất lây nhiễm, chất ăn mòn (axit, muối), nguyên liệu phóng xạ, chất oxy hóa, chất tẩy hữu cơ khác.
- Cặp túi, két bạc và những đồ vật có gắn thiết bị báo động
- Các đồ vật bị cấm vận chuyển theo các quy định hiện hành của các quốc gia và lãnh thổ mà tàu bay bay đi, bay đến hoặc bay qua.
- Các đồ vật mà chúng tôi thấy là không vận chuyển được vì chúng gây nguy hiểm, không an toàn hoặc bởi vì trọng lượng, kích thước hay đặc tính của chúng
- Bất kỳ vật chất nào gây ra một mối đe dọa cho hành khách hoặc tàu bay
- Các thiết bị tự hành có chứa pin lithium (ván trượt điện, xe đẩy scooter...)
- Các chất dễ cháy (metal, các khí đốt hóa lỏng, cồn...) hoặc các loại chất lỏng dễ cháy (xăng, dầu, sơn, dung môi pha sơn…) hoặc các loại chất rắn, vật liệu, hóa chất dễ cháy.
Từ 01/05/16, hành khách có thể thoải mái mang theo nước rửa mặt, nước uống, nước hoa, sữa tắm hay các chất lỏng không thuộc diện bị cấm khác lên máy bay khi bay nội địa thay vì quy định cũ trước đây là các chuyến bay nội địa cũng giới hạn lượng nước, chất lỏng mang lên máy bay là tối đa 1 lít, chia thành các lọ không quá 100 ml.